Bài thuốc kỳ diệu chữa khỏi sốt xuất huyết cho người nghèo
Theo y học cổ truyền, bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường được xếp vào loại bệnh nhiệt độc hay còn gọi là chứng phong thấp nhiệt.
Triệu chứng của loại bệnh này đó là sốt cao, đáp ứng ít với các loại thuốc hạ sốt của y học hiện đại. Ngoài ra còn khiến cho người bệnh đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau lưng và đau mỏi các khớp.
Vài ngày sau khi sốt, bệnh nhân thường kèm theo các triệu chứng xuất huyết, nhẹ thường có các chấm xuất huyết xuất hiện ở ngoài da, nặng là xuất hiện ở nội tạng và xuất huyết ở não. Gây ra các triệu chứng sốc, giảm tuần hoàn và trụy tim mạch.
Bệnh SXH là một loại bệnh khá nguy hiểm và thường xảy ra ở các nước có khí hậu nhiệt đới, thường bùng phát thành dịch, nhất là trong thời gian giao mùa và mưa nhiều.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và nước ta cũng chưa chế tạo được vắc xin phòng bệnh, do đó chỉ có thể điều trị bằng phương pháp tây y và đông yđể bệnh không tái phát nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nhất là ở vùng sâu vùng xa, việc sử dụng thuốc tây y để chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế thuốc đông y là sự lựa chọn hợp lý để phục hồi các triệu chứng do bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi nguyên liệu chế thuốc rất dễ tìm và có thể ngăn cản ngay lập tức các triệu chứng gây bệnh.
Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân SXH với các triệu chứng và mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau, tùy vào loại bệnh có thể thêm hoặc bớt một số loại thuốc. Sở dĩ các bệnh nhân quyết định điều trị bằng thuốc đông y là bởi tính lành của các loại thực vật, đồng thời chúng cũng rất gần gũi, dễ tìm và cho hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 7-10 ngày điều trị.
Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết như sau:
Cỏ nhọ nồi: 20gram, Lá cối xay sao vàng: 8gram, Rễ cỏ tranh: 20gram, Kim ngân hoa: 12gram, Hạ khô thảo: 12gram, Sài đất: 20gram, Hòe hoa sao vàng: 10 gram, Gừng tươi: 3 lát
Cho thuốc vào ấm sắc thuốc và đổ ngập nước khoảng 500ml, sắc trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng để nước thuốc còn 300ml, chia thành 3 lần uống/ngày, đối với trẻ nhỏ có thể giảm ½ liều lượng. Thông thường các loại thuốc này là các loại thực vật cỏ cây nên có thể sắc từ 1-2 lần, đối với các loại rễ cây có thể sắc lâu hơn 3-4 lần tùy vào đặc tính của từng loại. Bài thuốc này phòng bệnh có thể đạt hiệu quả 100%, trung bình một bệnh nhân có thể uống từ 7-10 thang thuốc, sau khi khỏi bệnh nếu muốn bệnh không tái phát bệnh nhân có thể uống thêm thuốc từ 3-5 ngày để yên tâm hơn và bệnh khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu áp dụng bài thuốc này uống mà không thấy hiệu quả, lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Các cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Nguồn internet
Leave a Reply