Công dụng của tinh dầu sả
Tinh dầu sả nguyên chất được chưng cất từ cây và lá sả có tính nóng và vị hơi cay, mùi thoang thoảng có tác dụng giúp thư giãn, giảm căng thẳng, chữa bệnh,…
Tinh dầu trong sả giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định đồng thời cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da của chị em.
Tinh dầu sả là món quà vô giá thiên nhiên hào phóng ban tặng cho con người, được sử dụng trong y học từ Đông sang Tây rất lâu đời vì có nhiều công dụng. Tinh dầu sả có thể dùng tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da.
Cách chế biến tinh dầu sả
Việc chế biến tinh dầu sả khá đơn giản. Chặt thân cây sả thành từng khúc dài độ khoảng ngón tay trỏ. Sau đó dùng chày đập nhẹ cho giập những khúc sả này (giúp tinh dầu sả đi ra dễ dàng hơn). Xếp những khúc sả được đập giập này vào hũ thủy tinh sao cho sả chỉ đến ngang nửa hũ.
Sau đó dùng một ít rượu pha với nước (nếu dùng một ly rượu cũng phải dùng một ly nước sạch) thành một dung dịch. Đổ hỗn hợp rượu pha nước này vừa ngập mặt sả. Bạn có thể thay hỗn hợp rượu – nước bằng giấm ăn. Nên lưu ý các cọng sả phải được ngập trong dung dịch.
Nếu có một cọng sả nhú lên khỏi mặt dung dịch sẽ làm cho sản phẩm mau bị hỏng. Đậy nắp hũ lại và lắc nhẹ rồi đặt hũ ở nơi mát, không có ánh sáng trong ba ngày.
Sau đó cho cả phần nước và phần sả vào máy xay nhuyễn, xong lại cho vào hũ, đậy nắp và đặt ở chỗ tối, mát trong ba tuần.
Sau ba tuần, dùng vải lọc lấy nước và bỏ bã. Cần vắt kỹ phần bã để lấy hết nước trong bã ra, bỏ vào lọ sạch đậy nắp kín và sử dụng dần.
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.
Có lợi cho hệ thần kinh: Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …
Làm đẹp da: Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi.
Trị rối loạn kinh nguyệt: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Giảm đau: Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
Giúp diệt nấm: Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Chính vì thế, sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.
Nguồn internet
Leave a Reply